Tình hình chung Chăn nuôi tuần lộc

Tổng đàn

Một con tuần lộc nuôi ở Thụy Điển

Nhiều loài tuần lộc đã bị con người thuần hoá và nuôi theo bầy đàn, nhiều cộng đồng cư dân ở bắc Nga, bắc bán đảo ScandinaviaIceland nuôi tuần lộc theo đàn, chúng cung cấp thịt, lông và là phương tiện vận chuyển hữu hiệu cho họ, chúng còn thường được thuần hóa để kéo xe cho con người. Trên toàn thế giới có khoảng 2,5 triệu con tuần lộc được thuần hóa và bán thuần hóa hỗ trợ sinh kế cho khoảng 100.000 người. Chăn nuôi tuần lộc là một nghề truyền thống ở một số vùng phía bắc gồm khu tự trị Yamal-Nenets. Khu tự trị Yamal là nơi có số tuần lộc nhiều nhất với 760.000 con hiện đang phải đối mặt với tình trạng chăn thả quá mức gây ra nhiều vấn đề. Từng ghi nhận một đàn tuần lộc của một trang trại với tổng cộng khoảng 3.000 đã gây ra tình trạng tắc nghẽn bất thường trên một con đường ở Siberia khi những người lái xe phải mất 20 phút chờ 3.000 con vật đi qua[1].

Phần Lan, tuần lộc là vật nuôi phổ biến, chúng được nuôi để lấy thịt, lấy lông và sữa, chăn nuôi tuần lộc đã trở thành một nghề truyền thống có từ lâu đời ở Phần Lan. Tuần lộc thường được dùng làm sức kéo thay công việc của trâu, bò bởi chúng khỏe mạnh, nhanh nhẹn và dai sức. Ngoài việc sử dụng tuần lộc làm sức kéo, người dân còn bán hàng thủ công làm từ sừng tuần lộc. Những con tuần lộc giỏi thích nghi với khí hậu khắc nghiệt ở Phần Lan, kích thước của trọng lượng của tuần lộc phụ thuộc vào giới tính và tuổi tác, những con đực trưởng thành đạt chiều cao khoảng 1 m và nặng trung bình 170 kg, con cái có chiều cao tương tự song trọng lượng chỉ vào khoảng 90 kg. Những trang trại chăn nuôi tuần lộc ở tỉnh Lapland, Phần Lan mang về nguồn thu nhập lớn cho người dân nơi đây, những trang trại chăn nuôi chủ yếu nuôi và thuần hóa tuần lộc để bán cho người mua lấy sức kéo. Lapland là một khu vực hoang vắng rộng lớn, nơi người nông dân chăn nuôi tới 200.000 con tuần lộc[2].

Ở bắc Lapland, tuần lộc chăn nuôi vẫn là một nguồn thu nhập lớn cho nhiều gia đình. Có khoảng 200.000 con tuần lộc được chăn nuôi ở Phần Lan thì tỉnh Lapland sở hữu tới 6.500 con, chúng mang về khoản thu nhập chính cho những người dân ở tỉnh Lapland, Phần Lan. Ở Na Uy hiện có khoảng 200.000 con tuần lộc, hầu hết thuộc sở hữu của người Sami bản xứ, họ nuôi chúng để lấy thịt, da và gạc[3]. Mỗi năm có hàng trăm trường hợp tuần lộc bị đâm chết trên đường ở Lapland, miền Bắc Phần Lan. Chính vì vậy, những người nông dân đã sơn phản quang vào sừng tuần lộc giúp vật nuôi tránh tai nạn, bị ô tô đâm. Hiệp hội Chăn nuôi tuần lộc Phần Lan đã sơn sừng của 20 con tuần lộc để xem loài động vật này phản ứng và loại sơn này có chống lại được khí hậu Bắc Cực khắc nghiệt, những con tuần lộc có sừng sơn phản quang sẽ được tự do đi lang thang ở Lapland[2].

Chuyến di cư

Tuần lộc nuôi theo đàn đang di chuyển ở Thụy Điển

Do ảnh hưởng lối sống du mục, các loài động vật đòi hỏi phải di cư thường xuyên đến các khu vực chăn thả mới, mỗi năm, người ta đưa đàn gia súc di chuyển từ nơi này sang nơi khác vài lần để tìm kiếm đồng cỏ mới, những đàn tuần lộc, việc thường xuyên di chuyển để tìm kiếm chỗ ở mới, do thời tiết hiện tại rất lạnh giá[4] Băng đóng một vai trò cụ thể trong việc chăn nuôi tuần lộc, người Mông Cổ dùng băng vào mùa hè để làm giảm thân nhiệt và bảo vệ tuần lộc khỏi các loại côn trùng nhưng nay các mảng băng đã tan chảy hoàn toàn, kéo theo đó là chất lượng cỏ suy giảm khiến tuần lộc mắc bệnh và chết cho thấy biến đổi khí hậu đang tác động đến sức khỏe của đàn tuần lộc và sinh kế của người nông dân.

Di cư của tuần lộc ỡ Thụy Điển là một trong những cuộc di cư lớn nhất trên thế giới diễn ra mỗi năm, cách Anh khoảng 1 nghìn dặm về phía Bắc. Khi tuyết rơi, phủ kín mọi bề mặt, hồ đóng băng và nhiệt độ xuống dưới -25 độ C thì hơn 10 nghìn con tuần lộc sẽ bắt đầu chuyến di cư khắp phía Bắc Thụy Điển vào đàn tuần lộc và những người Sami từ chuyến du mục này[5]. Ở Na Uy đã có 2.000 con con tuần lộc ở Na Uy đang trong chiến dịch được lắp gương phản chiếu trên gạc nhằm bảo vệ chúng bị ô tô chẹt phải, mỗi năm có khoảng 500 con bị ô tô chẹt chết, đây là lần đầu tiên loài tuần lộc được lắp gương, trong đêm tối những con được lắp gương trông rõ hơn hẳn những con khác.

Vốn là động vật hoang dã, dưới bàn tay thuần hóa, những con tuần lộc trở nên hiền lành, dễ bảo và luôn tỏ ra hữu ích trong đời sống hàng ngày của dân bản địa. Họ có thể cưỡi chúng, chăn nuôi lấy sữa uống hoặc chế biến thành pho mát, bộ lông tuần lộc cũng có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau[6][7]. Loài tuần lộc thích nghi tốt với địa hình vùng núi lạnh giá và trên nền tuyết trắng xóa, mỗi năm chúng rụng sừng một lần và mọc lên một cái mới vào cuối mùa xuân đến đầu mùa hè, sừng của những con tuần lộc cái thường dài và có phần to hơn con đực[8], những con tuần lộc hay sục sạo trong tuyết tìm rêu tới chạng vạng[9] Do khí hậu lạnh quanh năm, chỉ có đồng cỏ trải dài trên thảo nguyên bao la, tuần lộc không thể tự xử lý thân nhiệt được tốt, nên người nuôi phải đưa chúng xuống những đồng bằng thấp hơn để ăn cỏ vào mùa hè[10].

Nuôi bảo tồn

Ngày nay, có nhiều nơi nuôi tuần lộc để bảo tồn và du lịch. Ở Pháp cũng có mô hình nuôi tuần lộc, ngay từ sáng mờ sương, những chú tuần lộc đã được chăn thả trên núi, vùng cao với rừng thông và không khí lạnh chính là môi trường sinh sống phù hợp nhất với tuần lộc. Dù được nuôi ở nông trại nhưng những chú tuần lộc vẫn được tạo điều kiện để gần gũi với tự nhiên nhất. Tuy nhiên, chúng vẫn phải đối mặt với nguy cơ suy giảm số lượng do biến đổi khí hậu. Điều này đang làm dấy lên nỗi lo ngại với những người nuôi tuần lộc[11]. Có mô hình trang trại nuôi tuần lộc tại Alaska, Mỹ nhằm bảo tồn và nhân giống loài động vật đáng yêu này.

Trang trại nuôi tuần lộc nằm ngay dưới chân một trong những dãy núi cao nhất ở Alaska với gần 100 con. Khí hậu lạnh và thiên nhiên hoang sơ nơi đây là điều kiện thuận lợi cho tuần lộc sinh trưởng và phát triển. Được nuôi dưỡng trong môi trường bán tự nhiên, những con tuần lộc có lông dày mượt, sừng khỏe và đặc biệt thân thiện với con người, trang trại này không chỉ được ngắm nhìn tuần lộc từ xa, mà còn có cơ hội vào tận chuồng trực tiếp cho tuần lộc ăn. Từ một vài cặp bố mẹ ban đầu được nhập từ Canada cách đây gần 30 năm, trang trại nuôi tuần lộc tại Alaska đã nhân giống thành công nhiều thế hệ tuần lộc. Chúng được nuôi không phải để giết thịt mà chủ yếu để phục vụ khách tham quan. Một số ít được bán cho các vườn thú, rạp xiếc và bán cho các gia đình làm thú nuôi[12].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chăn nuôi tuần lộc http://findarticles.com/p/articles/mi_qa3760/is_20... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/7-diem... http://xxxxx.net/khoa-hoc/ngay-thuong-cua-toc--ngu... http://www.galdu.org/govat/doc/eng_reindeer.pdf http://baodantoc.vn/bo-toc-noi-tieng-voi-nghe-nuoi... http://cand.com.vn/Quoc-te/Bo-toc-Nenets-va-cuoc-s... http://danviet.vn/the-gioi/kham-pha-bo-lac-tuan-lo... http://thethaovanhoa.vn/the-gioi/tuan-loc-duoc-lap... http://vov4.vov.vn/TV/chuyen-muc/nhung-nguoi-chan-... http://news.zing.vn/Cuoc-song-cua-bo-toc-an-thit-s...